Made in Japan Và mối quan hệ "Hàng Nhật nội địa"

"Made in Japan"- Và mối quan hệ "Hàng Nhật nội địa"
 Thương hiệu "Made in Japan" tiếng Nhật là 日本製 đã nổi tiếng trên khắp thế giới.
        Ngày nay, việc toàn cầu hoá và do già hoá dân số nên Nhật bản thiếu hụt nghiêm trọng về lực lượng lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.
        Việc toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc Nhật bản dần chuyển các Công ty của họ ra nước ngoài để tận dụng nguồn nhân lực rẻ và nguyên liệu dồi dào ở các nước trên thế giới,.. ngoài ra còn tiện lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của họ ra thị trường thế giới + tăng cường giao lưu văn hoá mở rộng quan hệ hợp tác.
        Như đã giới thiệu ở trên, việc sản xuất hàng hoá của Nhật ở nước ngoài sau đó nhập khẩu ngược lại Nhật hoặc hoàn thiện tại Nhật có được gọi là Made in Japan KHÔNG
Hay chỉ được gọi là hàng Nhật dùng trong nội địa,..
⭐️Vấn đề này rất phức tạp! Có lần tôi có hỏi một cậu sinh viên trẻ người Nhật. Thế nào là "Made in Japan", ban đầu cậu ta hào hướng và giải thích cho tôi một cách rất nhiệt tình. 
"Đó là sản phẩm được sản xuất trên đất Nhật! " Thì được gắn nhãn Made in Japan.
         Tôi lại hỏi tiếp, theo tôi được biết, sản phẩm máy rút tiền ATM của Hitachi, được sản xuất trên China và Việt nam, (chủ yếu là các unit về phần cơ khí,.. )! Sau đó chuyển sang Nhật hoàn thiện phần điện tử và nạp dữ liệu (phần này rất khó nên chỉ làm trong Nước Nhật vì liên quan đến công nghệ)! Cuối cùng gắn nhãn "Made in Japan"
          Thấy tôi hỏi đến đây bạn này có vẻ bối rối, vì theo tôi nghĩ không chỉ bạn này mà là đa số người Nhật đều không trả lời chính xác được.
 Về cơ bản, một sản phẩm được gắn nhãn "Made in Japan" như trên là do các nhà sản xuất của Nhật quản lý, và chịu trách nhiệm.
         Có bạn bảo, vậy cứ quy định trên 70% linh kiện của Nhật thì gọi là Made in Japan cho dễ quản lý.
Theo tôi nghĩ, như vậy cũng không chính xác! Tại sao như vậy? Cốt lõi của vấn đề là chất lượng, chứ không phải là số lượng! Làm sao quản lý được chất lượng sản phẩm như đã cam kết mới là điều mà tôi và bạn quan tâm. Mà người Nhật quản lý vấn đề này rất giỏi. Mà tại sao người Nhật lại làm được! Đó là vì họ làm việc theo quy trình và rất đúng thứ tự. Họ làm việc theo tiêu chuẩn JIS (Japanese Industrial Standards): đối với ngành công nghiệp và ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn khác.
        Không như ta, doanh nghiệp nào cũng khoe chứng chỉ ISO này nọ, trong khi nhân viên chưa hiểu hết ISO là gì, mà chính người làm trong bộ phận ISO luôn thế mới đau chứ.
 Về vấn đề chất lượng, nó liên quan trực tiếp đến các Claim (khiếu nại) đến từ thị trường, khi xảy ra các sự cố, ví dụ như sự cố xe Lexus-Toyota bị lỗi phanh. Với ta thì chịu chắc khó lòng điều tra được! Nhưng với Nhật bản họ có hồ sơ ghi chép cẩn thận và CÓ cả một quy trình truy tìm nguồn gốc Traceability - mà hiện nay ta cũng đã và đang áp dụng (nhưng chuẩn đến đâu thì ta ko biết). Nên đối với Toyota việc thu hồi xe, và khắc phục sự cố là có thể.
        Vấn đề cuối cùng, tôi viết nó hơi nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến một số người, rất mong mọi người thông cảm nhé.
Đó là hàng Nhật nội địa và hàng Nhật cho xuất khẩu.
Nghe qua thì có vẻ giống nhau,  có bạn nhìn Barcode & package thì bảo giống nhau. nhưng thực tế là có khác nhiều nữa là đằng khác! 
của ta xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật và các nước phải là những cái cao cấp nhất, ngon nhất, tốt nhất,..
Nhưng bên Nhật thì không phải như vậy ạ!
⭐️Ví dụ như thế này cho dễ hiểu. Bạn ăn Sashimi Maguro (Món Cá ngừ sống của người Nhật) ở Hà nội chẳng hạn, tôi đoán chắc cá ngừ này ở vùng (tỉnh Chiba) bên Nhật đã tốt lắm rồi.
Còn các vùng có cá ngừ ngon khác, họ để tiêu thụ trong nội địa!
Đây là chưa kể đến, trong con cá ngừ, mỗi phần của nó cũng có độ ngon khác nhau ạ! Cái nào ngon, chưa chắc người ta đã xuất đâu.

Tóm lại, khái niệm "Made in Japan" đã có sự thay đổi theo thời gian, ngày nay nó được quy định bởi các nhà sản xuất của Nhật nó được hiểu theo nghĩa rộng, là những sản phẩm được quản lý (giám sát) chất lượng bởi các nhà sản xuất Nhật bản. Không đơn thuần chỉ là những sản phẩm được sản xuất trên đất Nhật nữa. 
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có được cái nhìn khái quát hơn về hàng hoá và khái niệm hàng hoá ở các nước trong thời đại ICT
       Thanks a lot.

Bài viết này được đăng tải lúc .

Bình luận

Để lại bình luận